TheDodoPet

Cẩm nang chăm sóc thú cưng

  • Trang chủ
  • Cách nuôi
    • Vệ sinh
    • Đồ ăn uống
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh thường gặp
    • Thuốc cho thú cưng
  • Làm đẹp
    • Phụ kiện thú cưng
    • Làm đẹp cho thú cưng
  • Shop thú cưng
    • Cửa hàng Hà Nội
    • Cửa hàng Hồ Chí Minh
    • Cửa hàng uy tín
  • About us
    • Chính sách quyền riêng tư
    • Tuyên bố từ chối trách nhiệm – Disclaimer
  • Animals & Pet
Trang chủ / Các bệnh thường gặp / Bệnh thường gặp / Cách xử lý và phòng tránh chó bị ong đốt

Cách xử lý và phòng tránh chó bị ong đốt

Khi bị ong đốt, chó không chỉ bị khó chịu mà nó còn có thể gây ra các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Trái với chúng ta, chó không thể tự xử lý vết thương và chăm sóc bản thân mà cần sự can thiệp của người nuôi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiết lộ những thông tin quan trọng và cách chăm sóc chó bị ong đốt.

Mục lục

  • 1. Những dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng khi chó bị ong đốt
    • 1.1. Dấu hiệu nhận biết chó bị ong đốt
  • 2. Bài viết liên quan 01:
    • 2.1. Mức độ nghiêm trọng khi chó bị ong đốt
  • 3. Cách sơ cứu và chăm sóc chó bị ong đốt 
    • 3.1. Cách sơ cứu khi chó bị ong đốt
  • 4. Bài viết liên quan 02:
    • 4.1. Các lưu ý khi bạn xử lý chó bị ong đốt
  • 5. Cách phòng tránh chó bị ong đốt

Những dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng khi chó bị ong đốt

Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp và mức độ nghiêm trọng khi ong đốt chó.

Dấu hiệu nhận biết chó bị ong đốt

Các biểu hiện ở chó khi bị ong đốt thường bao gồm vị trí bị ong đốt sẽ sưng tấy, đỏ bừng, nóng rát, vùng sưng có thể lan rộng ra xung quanh và có thể kèm theo cảm giác ngứa. Chó có thể tỏ ra đau đớn, liếm vết đốt hoặc gãi liên tục khiến vết đốt bị trầy xước, nhiễm trùng. 

Trong trường hợp bị ong đốt nhiều lần, chó có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ, khó thở, thở khò khè, buồn nôn, tiêu chảy, tăng nhịp tim, sốt, chảy nước dãi. Đặc biệt, hiện tượng sốc phản vệ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. 

Tuy nhiên với từng trường hợp khác nhau thì các biểu hiện sau khi bị đốt cũng sẽ khác nhau:

  • Khi chó bị ong đốt vào mặt: 

Khi bị đốt vào mặt, mặt của chó sẽ bị sưng to lên và có biểu hiện hơi co giật. Nếu nọc độc chuyền lên mắt, mắt có thể bị sưng và híp lại. Bạn cần xử lý kịp thời để tránh chó dùng chân khều lên mặt gây ra trầy xước và nhiễm trùng nguy hiểm. 

  • Khi chó bị đốt vào chân:

Khi bị đốt ở chân, chó có thể bị đi tập tễnh hoặc không đi được vì vùng chân bị sưng. Chó sẽ thường xuyên gặm hoặc dùng chân khác tác động vào chỗ bị đốt để giảm khó chịu. Nếu bạn không xử lý kịp thời, chỗ sưng có thể gây cản trở cho chó trong việc đi lại.

  • Khi chó bị đốt vào bụng:

Khi chó bị đốt vào ngực phần ngực sẽ sưng lên, nếu không xử lý kịp thời phần sưng có thể phát triển chèn vào phổi có thể làm chó bị ngạt thở. 

Bài viết liên quan 01:

1. https://dodopet.info/trieu-chung-benh-parvo-o-cho-va-cach-phong-tranh-141/

2. https://dodopet.info/trieu-chung-cho-bi-viem-da-day-va-cach-phong-tranh-331/

3. https://dodopet.info/nguyen-nhan-khien-meo-bi-ghe-va-cach-phong-ngua-320/

4. https://dodopet.info/nguyen-nhan-khien-cho-bi-rung-long-va-cach-cham-soc-long-cho-996/

5. https://dodopet.info/tim-hieu-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-meo-bi-hen-suyen-91/

Cách-xử-lý-và-phòng-tránh-chó-bị-ong-đốt-2
Dấu hiệu chó bị ong đốt

Mức độ nghiêm trọng khi chó bị ong đốt

Để biết khi nào bạn cần mang chó đến bác sĩ sau khi chúng bị đốt, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng:

  • Mức độ 1: biểu hiện thường thấy ở chó sau khi bị ong đốt là vùng bị đốt sưng tấy, ngứa ngáy và chó thường xuyên cào, liếm, cắn chỗ bị đốt. Những dấu hiệu trên là biểu hiện ban đầu và chưa gây nguy hiểm cho chó.
  • Mức độ 2: ở mức này, những vùng da xung quanh đã bị sưng tấy và đỏ ửng, không chỉ ngứa ngáy, chó bị ong đốt còn kêu lên vì khó chịu và đau đớn.
  • Mức độ 3: vết ngứa và đỏ mẩn có thể lan ra khắp mình chó. Ở mức độ này, các dấu hiệu nguy hiểm sẽ xuất hiện như nôn mửa, sùi bọt mép,… Khi thấy các biểu hiện này, bạn cần đưa chó đi viện ngay lập tức.
  • Mức độ 4: ở mức độ này, chó có thể đã bị những loại ong độc như ong bắp cày đốt nhiều vết, hoặc vết sưng mẩn không thuyên giảm sau vài ngày xử lý. Chó có thể cảm thấy mệt mỏi và bị sốt sau khi bị ong đốt nghiêm trọng. Bạn cần đến bệnh viện để chữa trị kịp thời cho chó nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Cách-xử-lý-và-phòng-tránh-chó-bị-ong-đốt-3
Mức độ nghiêm trọng khi chó bị ong đốt

Cách sơ cứu và chăm sóc chó bị ong đốt 

Sau khi bạn nhận ra rằng chó của bạn đã bị ong đốt, bạn cần thực hiện các biện pháp sơ cứu và chăm sóc cho chúng. 

Thời gian chó bị ong đốt tự khỏi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết đốt. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như sưng tấy, đau và ngứa ở vị trí bị đốt. Các triệu chứng này thường sẽ tự hết trong vòng 2 – 4 ngày.

Cách sơ cứu khi chó bị ong đốt

Dưới đây là cách sơ cứu khi chó bị đốt:

  • Lấy kim ong ra khỏi chó

Khi phát hiện ra vết đốt, bạn cần lấy kim của ong ra khỏi mình chó ngay lập tức vì nếu để lâu, vết thương sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, khó thở,…

Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác vị trí của vòi đốt, tiếp theo bạn cần rút vòi ra khỏi cơ thể của chó bị ong đốt. Trước khi xử lý, bạn cần vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ lấy kim ong. Bạn có thế sử dụng nhíp để nhổ kim ra hoặc dùng mảnh nhựa gạt vòi ra. Khi rút kim ra, nên nhẹ nhàng để chó của bạn không bị đau và không giãy giụa khiến quá trình lấy kim khó khăn hơn.

  • Xử lý vết thương khi chó bị ong đốt

Sau khi lấy kim ra, bạn có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để giảm sưng, giảm đau cho chó. 

Bạn có thể dùng khăn mỏng bọc ngoài đá lạnh chườm lên vùng da bị đốt khoảng 30 phút để giảm bớt tình trạng viêm sưng và cơn đau một cách nhanh chóng. Bạn cũng có thể pha nước với Baking Soda rồi thoa lên vùng bị đốt. Nếu không có hai thứ trên, mật ong cũng là thứ tốt để giúp giảm đau cho chó bị ong đốt, dùng mật ong bôi vào vết đốt để khoảng từ 10 – 15 phút. 

Bài viết liên quan 02:

1. https://dodopet.info/cach-nhan-biet-cho-bi-tieu-duong-va-cach-dieu-tri-959/

2. https://dodopet.info/meo-bi-nam-va-cach-chua-tri-benh-257/

3. https://dodopet.info/nguyen-nhan-khien-meo-bi-viem-da-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-1056/

4. https://dodopet.info/nguyen-nhan-cho-bi-non-va-cac-chua-tri-987/

5. https://dodopet.info/can-lam-gi-khi-thay-meo-bieng-an-907/

Đối với ong vò vẽ, bạn có thể dùng giấm bôi lên vết đốt. Bôi dấm để có thể trung hòa với nọc độc của ong vì trong nọc độc của chúng có tính kiềm. Với ong mật, có thể dùng một ít giấm hoặc ít bột nở bôi lên. Với các loại ong khác bạn không xác định được, bạn có thể dùng đá, mật ong hoặc chanh.

  • Theo dõi sau khi xử lý vết thương chó chó bị ong đốt

Nếu bạn đã xử lý vết thương cho chó mà tình trạng sưng đau vẫn chưa thuyên giảm thì có thể do chúng bị đốt nhiều chỗ trên cơ thể hoặc chúng đã bị loại ong nguy hiểm đốt. Bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được xử lý vết thương và điều trị kịp thời. 

Cách-xử-lý-và-phòng-tránh-chó-bị-ong-đốt-4
Cách sơ cứu khi chó bị ong đốt

Các lưu ý khi bạn xử lý chó bị ong đốt

Khi chăm sóc cho chó, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên tuân theo để đảm bảo rằng thú cưng của bạn sẽ hồi phục một cách an toàn và nhanh chóng:

  • Không để chó liếm vùng bị đốt: khi chúng liếm vùng bị đốt có thể gây nhiễm trùng. Để tránh việc này, bạn có thể đeo vòng cổ hình nón cho chó
  • Theo dõi các dấu hiệu phản ứng: quan sát chó sau khi bạn xử lý vết thương cho chúng để theo dõi xem có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào như phù toàn bộ cơ thể, khó thở, hoặc co giật. Nếu bạn thấy các dấu hiệu này ở chó bị ong đốt, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
  • Không nặn vùng bị đốt: không nặn vùng bị đốt hoặc dùng bất kỳ thuốc nào mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Điều này có thể gây ra viêm nhiễm và tổn thương thêm.
  • Ngăn chó cắn lên vùng bị đốt: khi chúng cắn vùng bị đốt, vết đốt có thể bị nhiễm trùng hoặc trầy xước gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Để chó tránh xa vùng có nhiều ong: cân nhắc một số biện pháp để ngăn chó bị ong đốt trong tương lai, ví dụ như giữ chó bên trong vào những thời điểm ong hoạt động nhiều hoặc sử dụng các phương pháp xua đuổi ong khỏi khu vực sống của chó.

Nếu tình trạng của chó không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy thăm bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị chuyên nghiệp.

Cách-xử-lý-và-phòng-tránh-chó-bị-ong-đốt-5
Các lưu ý khi bạn xử lý chó bị ong đốt

Cách phòng tránh chó bị ong đốt

Dưới đây là một số cách phòng tránh chó khỏi bị ong đốt:

  • Tránh cho chó đi bộ hoặc chạy chơi ở những khu vực có nhiều ong, chẳng hạn như vườn hoa, đồng cỏ, hoặc khu vực có tổ ong.
  • Nếu chó bị ong đốt, hãy đưa chó ra khỏi khu vực có nhiều ong càng sớm càng tốt.
  • Huấn luyện chó không đuổi theo ong.
  • Sử dụng thuốc xịt xua côn trùng cho chó.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa , không để hoang nhà và thường xuyên phát quang bụi rậm quanh nhà để ong không đến làm tổ.
  • Khi cho chó đi chơi, đặc biệt là đi vào rừng hay những chỗ nhiều ong, bạn nên cho chó mặc áo, tránh mặc quần áo sặc sỡ, không dùng mùi sữa tắm quá nồng có mùi thơm ngọt sẽ thu hút ong để tránh chó bị ong đốt.
  • Ong thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hè. Trong những thời điểm này, hãy hạn chế việc ra ngoài của chó trong khoảng thời gian ong hoạt động mạnh. Điều này có thể giảm nguy cơ chó bị đốt.
Cách-xử-lý-và-phòng-tránh-chó-bị-ong-đốt-6
Cách phòng tránh chó bị ong đốt
  • Ban ngày ong thường ra ngoài nhiều hơn, đặc biệt vào các ngày có thời tiết nắng nóng. Ánh sáng mặt trời sẽ giúp ong dễ dàng hơn trong việc thu thập phấn hoa, mật ong. Vì gió giúp ong bay xa hơn và chúng có thể tìm thấy ngụy hoa dễ dàng hơn nên ong cũng hoạt động rất tích cực vào những hôm có nhiều gió. Giữa trưa là thời điểm ong hoạt động tích cực nhất, chúng thường hay ra ngoài vào sáng sớm và trở về tổ vào chiều tối.

Dưới đây là thời điểm trong ngày ong thường hay ra ngoài mà bạn nên cẩn thận lưu ý để tránh chó bị ong đốt:

  • 5:00 đến 9:00 sáng: khi ong bắt đầu ra khỏi tổ để tìm kiếm thức ăn.
  • 10:00 đến 3:00 chiều: ong thường hoạt động cực kỳ tích cực vào thời điểm này.
  • 4:00 đến 7:00 tối: là thời gian ong bắt đầu về tổ.

Chó có thể tò mò và thường xuyên khám phá các môi trường xung quanh. Do đó, để phòng tránh hiệu quả chó bị ong đốt bạn cần kết hợp các biện pháp phòng tránh để có thể đảm bảo an toàn cho chó không bị ong đốt.

★★★★★★
Chia sẻ0
Chia sẻ

Bình luận của bạn Hủy

Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan

Dấu-hiệu-của-bệnh-suy-tim-ở-chó-và-cách-phòng-tránh-1

Dấu hiệu của bệnh suy tim ở chó và cách phòng tránh

Dấu-hiệu-mèo-bị-ngộ-độc-và-cách-xử-lý-1

Dấu hiệu mèo bị ngộ độc và cách xử lý

Nguyên-nhân-khiến-mèo-bị-viêm-da-và-cách-điều-trị-hiệu-quả-1

Nguyên nhân khiến mèo bị viêm da và cách điều trị hiệu quả

Dấu-hiệu-chó-bị-suy-thận-và-cách-phòng-tránh-1

Dấu hiệu chó bị suy thận và cách phòng tránh

Dấu-hiệu-chó-bị-cảm-lạnh-và-cách-điều-trị-1

Dấu hiệu chó bị cảm lạnh và cách điều trị

Nguyên-nhân-mèo-bị-hôi-miệng-và-cách-điều-trị-1

Nguyên nhân mèo bị hôi miệng và cách điều trị

Bài viếtmới

Chó Con Bao Nhiêu Ngày Biết Ăn? Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh

Mèo Ăn Sữa Chua Được Không? Tìm Hiểu Cách Cho Mèo Ăn Sữa Chua An Toàn Và Hiệu Quả

Cách Cắt Móng Cho Mèo An Toàn Và Hiệu Quả

Thức Ăn Bổ Máu Cho Chó: Chăm Sóc Toàn Diện Cho Chó Yêu

Ve Chó Có Mấy Loại? Tìm Hiểu Về Các Loại Ve Chó Phổ Biến Và Cách Phòng Tránh

Dấu Hiệu Mèo Thích Bạn Mà Bạn Chưa Biết

Bài viếtkhác

Dấu-hiệu-mèo-bị-ngộ-độc-và-cách-xử-lý-1

Dấu hiệu mèo bị ngộ độc và cách xử lý

Cửa hàng thú cưng Quận Tân Bình

Cách Đuổi Ve Chó Ra Khỏi Nhà: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Bạn

Dấu-hiệu-chó-bị-nấm-và-cách-tự-chữa-trị-bệnh-tại-nhà-1

Dấu hiệu chó bị nấm và cách tự chữa trị bệnh tại nhà

Chó Phối Giống Lần Đầu: Những Lưu Ý Quan Trọng Bạn Cần Biết

Dấu-hiệu-chó-bị-ho-khạc-và-cách-chữa-trị-1

Dấu hiệu chó bị ho khạc và cách chữa trị

Đăng ký nhận thông tin mới nhất
Liên hệ

Địa chỉ: Số 558 Đường Quang Trung, Phường La Khê, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Hotline: 0904 111 111

Email: support@thedodopet.vn

Giờ làm việc: T2-7 Từ 8h00 – 17h00

Giới thiệu

Chào mừng bạn đến với The Dodopet, nơi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích giúp bạn nuôi và chăm sóc thú cưng của mình một cách tốt nhất. Chăm sóc Boss không khó, để The Dodopet lo!

Bài viết mới nhất

Chó Con Bao Nhiêu Ngày Biết Ăn? Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh

Mèo Ăn Sữa Chua Được Không? Tìm Hiểu Cách Cho Mèo Ăn Sữa Chua An Toàn Và Hiệu Quả

Cách Cắt Móng Cho Mèo An Toàn Và Hiệu Quả

Thức Ăn Bổ Máu Cho Chó: Chăm Sóc Toàn Diện Cho Chó Yêu

Ve Chó Có Mấy Loại? Tìm Hiểu Về Các Loại Ve Chó Phổ Biến Và Cách Phòng Tránh

Liên kết với chúng tôi

Trang

Giới thiệu

Chính sách bảo mật

Điều khoản sử dụng

Liên hệ

Tìm kiếm

© 2024 dodopet.info. All rights reserved.